Thưa Quý vị, sở dĩ Loan thực hiện CD “Vẫn Thương Màu Áo Trận” là để tưởng niệm đến tất cả những ngườI lính VNCH đã hy sinh cho chúng ta có được sự hiện hữu tốt đẹp hôm nay trên xứ lạ quê người. Có rất nhiều bản nhạc, bài thơ nói về đời Lính. Tuy nhiên, theo Loan nghĩ thì có vẻ bóng bẩy và văn hoa quá. Thật ra đời lính phải luôn luôn đối đầu với những gian nan vất vả, mà ít được ai nhắc đến. “Tay ghì súng, nghe mùi tang tóc đâu đây! Trong tâm khảm của người lính luôn mong ước hậu phương được yên vui, mọi người dân có được những bữa cơm, giấc ngủ thật bình yên không bị quấy nhiễu bởi đạn pháo của quân thù. Để rồi những ngày dạo phố cùng người yêu bé bỏng không còn bị giới hạn vì giờ giới nghiêm. Niềm tâm sự của người lính quả thật rất đơn sơ!
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

Mai Loan với CD: “Gởi Anh Người Lính Ngày Xưa” và “Vẫn Thương Màu Áo Trận”

05/08/201311:17 SA(Xem: 6924)
Lời tòa  soạn:  Ca sĩ Mai Loan tức Thanh Loan. Mai Loan là con gái duy nhứt trong gia đình một cựu sĩ quan cao cấp dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975.  

Qua một lần tiếp súc với người nữ ca sĩ khả ái hát về  nhạc lính này. Chúng tôi được cô cho biết những ngày về sau cô sẽ lấy tên là Mai Loan  trong các Cd mình phát hành hay đứng trình diễn  trước công chúng  thay vì Thanh Loan như trước đây.

Được hỏi vì sao, cô  cho biết Mai Loan chính là tên thật do ông ngoại đặt ra là Nguyễn Mai Loan.  Ngày  nay cô trở về với chính cái tên thân thương theo lời đề nghị của thân mẫu và người thân trong gia đình. Cô nói thêm còn Thanh Loan chỉ  là tên  gọi khi cô còn là một thành viên trong Ban nhạc “The  Ngô Family” từ năm 1997.

Xin trân trọng giới thiệu Ca sĩ Mai Loan đến với tất cả mọi gia đình người Việt Nam  hải ngoại. (LTS)

lua_khopi

***
Mặc dù cuộc chiến đã tàn, nhưng gần 40 năm qua dân tộc Việt Nam vẫn sống trong điêu linh, thống khổ. Những  hình ảnh đổi mới giả tạo tại nhiều thành  phố Việt Nam ngày nay, đã không che  dấu được hình ảnh đổ  nát, tang thương, nghèo đói của người dân sau cái gọi là “thanh bình, thống nhứt đất nước” còn tồn tại nơi thôn, làng.

Những hình ảnh mất đi một phần thần thể của một đời người  vẫn còn quanh quẫn đâu đây.  Những hình ảnh  người lính ngày xưa đã vĩnh viễn ra đi vào lòng đất mẹ nơi Nghĩa Trang Quân Đội  hay đâu đó khắp nẻo đường dất nước,  vẫn còn in sâu  trong lòng người viễn xứ. Và những kẻ còn lại  sau cuộc chiến tưởng rằng đã quên, nhưng  sao  vẫn thường  từng đêm khoắc khoãi đấm ngực kêu thầm khi nghĩ về tương lai dân tộc. Về hiểm họa mất nước trong tay  kẻ thù truyền kiếp Bắc phương,  khi tập đoàn Cộng Sản  VN đang rước Tàu Cộng về dày mồ mã cha ông:

“Đâu gươm súng, đâu chiến bào?
Đâu đồng đội cũ,  đâu hào khí xưa?”

Dù cho ai kia có  gán mấy chữ “Kẻ bại trận” lên Quân Lực VNCH, thì  những từ ngữ vô tri  này  cũng không làm giảm đi khí phách hào hùng của người lính ngày xưa. Trong khi ấy, những người  mẹ, người yêu của lính, em gái hậu phương. Là những  nữ lưu của một thời  binh  lữa, họ vẫn  luôn thấm thía mấy vần thơ của thi sĩ Đoàn Thị Điểm trong Chinh Phụ Ngâm Khúc, đã nói lên thân phân người đàn bà đối với  cuộc chiến:

“Thuở trời đất nổi cơn gió bụi,
Khách má hồng nhiều nổi truân chuyên.
Cao xanh thăm thẳm từng trên,
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này.”

Rồi bất chợt trong chúng ta, nếu có một ngày ngồi  một  mình trong phòng vắng giữa không gian im lặng của đêm trường. Nghe Mai Loan hát những ca khúc trong CD “Gởi Anh Người Lính Ngày Xưa”  và “Vẫn Thương Màu Áo Trận”. Chúng  ta   không khỏi  xót xa, ngậm ngùi cho thân phận người lính  nơi chiến trường, người yêu của lính ở hậu phương và những bà  mẹ ngày đêm mong ngóng  con bình yên trở về từ mặt trận.
Không phải là một ca sĩ chuyên nghiệp, nhưng với giọng ca chan chứa tình người, nhìn về  quê hương đau khổ của  một thời binh lữa. Giọng ca Mai Loan cất lên thánh thót  đã lôi cuốn người nghe từ đầu tới cuối.
Từ  “Gởi Anh Người Lính  Ngày Xưa” với những ca khúc  như:“Tiếng Hát Hậu Phương, Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp, Tình Anh Lính Chiến - Chiều Hành Quân, Ai Nói Với Em, Tuyết Trắng, Lính Nghĩ Gì, Phiên Gác Đêm Xuân, Tình Thư Của Lính, Sao Em Không Đến, Gởi Người Giới Tuyến, Đồn Vắng Chiều Xuân, Bức Tâm Thư, Chúng Mình Ba Đứa-Ly Cà phê Cuối Cùng”. Đến  “Buồn Chi Em Ơi, Rừng Lá Thấp, Lời Tâm Sự, Sắc Hoa Màu Nhớ, Ngườí Yêu Của Lính, Chàng Là Ai, Người Ở Lại Charlie, Đò Chiều, Hoa Biển, Sao Chưa Thấy Hồi Âm, Kỷ Vật Cho Em” trong CD  “Vẫn Thương Màu Áo Trận”. Mai Loan đã đưa hồn  người nghe đến những xót xa này, nối tiếp những ngẫn ngơ,  bàng bạc từ một nơi xa xăm nhớ về  dĩ vãng.

Qua giọng ca Mai Loan,  người nghe nhận ra nỗi quạnh hiu của người thiếu phụ mong chồng đang chiến đấu  nơi tiền đồn heo hút. Người nghe  nhận ra  lòng mẹ bao la trông đợi con về  khi mùa Xuân đến. Và  hình ảnh  những chàng trai thế hệ nơi  biên  cương  đang bảo vệ  bờ cõi trước cuồng vọng xâm lăng của quân thù.

Tất cả nỗi lòng của tình mẫu tử thiêng liêng, của tình yêu trai gái và cuộc sống  giữa thời loạn ly. Đã được Mai Loan cất cao tiếng hát   một cách đáng yêu, vỗ về, âu yếm qua  những nhạc phẩm  vang bóng một thời của các nhạc sĩ tài danh như: Trần Thiện Thanh, Nguyễn Văn Đông, Lam Phương, Minh Kỳ,  Anh Thy, Trúc Phương,  Châu Kỳ, Phạm Duy  v...v.

Anh ơi! dù biết rằng anh đi vì nợ  nước, nhưng sao em vẫn ngậm ngùi qua “Tiếng hát hậu phương”, vì :“Em biết giờ đây ngoài chốn biên cương ngàn trùng. Người yêu sẽ buồn nếu đêm về không tiếng súng. Em gái hậu phương,  chân thành gởi đến biên cương, câu thơ ân tình muôn lời thơ thiết tha. Tiếng hát ru lòng chiến sĩ miền xa” . Đáp lại tình em, thì em ơi :“Ai nói với em nếu anh là lính. Không biết nói yêu mỗi khi gần em… Ai nói với em lính không sầu nhớ. Không có trái tim đắm say mộng mơ ”.

Với giọng ca nhẹ nhàng như hơi thở, tha thiết chân thành.  Tiếng hát Mai Loan vừa âu yếm vừa dỗi hờn tình tứ, vì: “Nếu em  không là người yêu của lính…  Ai sẽ đón em đi chơi trong chiều nhạt nắng . Ai sẽ  viết tên em trăm muôn ngàn lần...” Nhưng để rồi:  “Một chiều  hành quân qua thôn xưa  lúc nắng Xuân chưa  nhạt màu,  chạnh  lòng tìm người em gái  cũ em tôi đã đi phương nào. Nghẹn ngào nhìn qua hàng tre xanh, ngắm bóng chim đua trên cành. Giờ còn tìm đâu hình bóng cũ, em ơi em đi về đâu?”

Tất cả ngang trái, bẽ bàng thời chinh chiến  đều là  sự bất đắc dĩ, đều  là sự trớ trêu  của định mệnh dành cho  những mối tình lãng mạn.

“Trong một lần dang dở.
Nào ai buồn hơn ai?
Em buồn vương lên mắt.
Anh buồn nào ai  hay.
Ngàn năm mây trắng còn bay.
Ngàn năm anh vẫn thương người anh thương.” (Dts)

Từ  những bàng bạc xót xa đó!  Là lính   không ai lại không có những mối tình biệt ly đẫm lệ. Không ai lại không có những giây phút nôn nao  sau ngày hành quân được gặp lại vợ hiền, gặp lại  người yêu bé nhỏ xinh xinh, gặp lại  mẹ già mắt  lệ rưng rưng sau bao ngày xa cách.

Là người yêu của lính,  có mấy ai không ngậm ngùi nhỏ lệ khi “Em tiễn anh lên đường trời  hôm nay  buồn quá!.. Bởi  vì : “Nếu vắng anh ai dìu   em đi  chơi trong chiều nhạt nắng. Nếu vắng anh ai dệt vần thơ cho em hồng đôi má.”  Là người yêu của lính   không mấy ai  đã  không viết  lên  những giòng chữ yêu thương nhung nhớ  ngọt ngào để  “Gửi người nơi chiến tuyến”.

Em biết không? Khi mai vàng nở rộ ven rừng,  nơi: “Đồn vắng chiều Xuân. Anh nhớ đến màu áo em năm nào, khi em đến thăm anh nơi gác nhỏ.” Ôi! lời ca tha thiết biết bao!

Anh thương em, nhớ em nhiều lắm, người em gái nhỏ hậu phương. Nên sau giờ hành quân nghỉ chân giữa “Rừng lá thấp”,   anh viết tên em trên báng súng để gởi về  em những nhung nhớ tràn đầy, gói trọn trong  “Tình thư của lính”. Anh đã lấy “ ba lô” làm bàn nên  nét chữ không ngay.  Và  “Kỷ vật cho em” là  đôi nạng gỗ khi mai mốt anh trở về.

Là người Việt Quốc Gia chân chính ngày  hôm nay có  được một cuộc sống ỗn định  nơi xứ người khi nhớ  về  quá  khứ, về dĩ vãng  một  thời  chinh chiến  của Quân Lực VNCH. Chắc  chắn trong  chúng ta không ai có thể quên ơn và tỏ lòng  kính mến để vinh danh  QLVNCH,  mà trong đó những chiến sĩ của tất cả Quân, Binh, Chủng đã đỗ máu xương   hay đã  vĩnh viễn ra đi cho chúng ta có được cuộc sống an lành  ngày hôm nay.

 Đặc biệt, với hiện tình đất nước đang bị thống trị bởi tập  đoàn  Cộng Sản Việt Nam, người dân không ai tránh khỏi phẩn uất  trước hành vi bán nước của bọn chúng.  Vì muốn được “Vinh thân phì gia”, CSVN đã làm ngơ, im lặng cho Tàu Cộng chiếm đất,  chiếm  hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đất đai, sông núi Việt Nam đâu phải là tài sản riêng của bọn Việt Cộng khốn kiếp này(!) Mà  đây là  tài sản thiêng liêng do máu xương  của tiền nhân, của cha ông chúng ta đã đỗ ra vun bồi sau mấy ngàn năm thăng trầm của lịch sử.  Trong đó có  chiến công của Hải Quân Việt Nam  Cộng Hòa mà  Thiếu tá  Ngụy văn Thà và  nhiều chiến sĩ  đã hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa - Trường Sa vào ngày 19/01/1974.

Trùng trùng, điệp điệp, hàng hàng, lớp lớp, từ  những  ngọt ngào cay đắng buồn vui này,  nối tiếp với  những khắc khoải chờ mong kia được Mai Loan trình bày trong hai CD “Gởi Anh Người Lính Ngày Xưa” và “Vẫn Thương Màu ÁoTrận”, với sự hòa  âm xuất sắc của nhạc sĩ Quốc Toản chắc chắn sẽ làm những người lính, mẹ lính, người yêu  của lính, em gái hậu phương, và  những người dân bình thường của một thời đã qua  sẽ hài lòng. Bởi vì, qua hai CD “Gởi Anh Người Lính Ngày Xưa” và “Vẫn Thương Màu ÁoTrận”, qua   tiếng hát Mai Loan  đã vẽ trong đầu mọi người, đặc biệt là với thế hệ con cháu hình ảnh hào hùng của  cha ông vì tổ quốc đã hy sinh, đã  đỗ máu đào để bảo vệ hai chữ “ Tự Do”, bằng những  chiến công hiển hách như: “Tam Biên Hạ Lào, Darto, Tân Cảnh, Pleime, Đức Cơ, Đôn Luân, Đồng Xoài, Bình Giả, Bình Long, Snoul, Damber, Khe Sanh, Quảng Trị,…”mà lịch sữ  đã chứng minh. Những hình ảnh  này  sẽ làm thế hệ mai sau không còn tủi thân với mặc  cảm  lưu vong nơi xứ người.

* Đặng thiên Sơn
Mùa Đông 2012, SJ
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05/09/2013(Xem: 5645)
Thưa Quý vị, sở dĩ Loan thực hiện CD “Vẫn Thương Màu Áo Trận” là để tưởng niệm đến tất cả những ngườI lính VNCH đã hy sinh cho chúng ta có được sự hiện hữu tốt đẹp hôm nay trên xứ lạ quê người. Có rất nhiều bản nhạc, bài thơ nói về đời Lính. Tuy nhiên, theo Loan nghĩ thì có vẻ bóng bẩy và văn hoa quá. Thật ra đời lính phải luôn luôn đối đầu với những gian nan vất vả, mà ít được ai nhắc đến. “Tay ghì súng, nghe mùi tang tóc đâu đây! Trong tâm khảm của người lính luôn mong ước hậu phương được yên vui, mọi người dân có được những bữa cơm, giấc ngủ thật bình yên không bị quấy nhiễu bởi đạn pháo của quân thù. Để rồi những ngày dạo phố cùng người yêu bé bỏng không còn bị giới hạn vì giờ giới nghiêm. Niềm tâm sự của người lính quả thật rất đơn sơ!
05/08/2013(Xem: 3724)
Trời Michigan thật sự đi vào đông. Đã có những cơn mưa tuyết kéo dài cả ngày. Hàn thử biểu thường chỉ trên dưới 40 độ F. Khí trời lạnh, nhưng đối với những Michiganders thì cũng chỉ vừa đủ lạnh để mặt áo ấm. Cái lạnh chưa đi thấu vào da thịt, chưa đi thấu vào xương tủy để làm tê tái lòng người dân tỵ nạn viễn xứ. Vào mùa này, những ngày nắng ấm thật khan hiếm, cũng khan hiếm như “không bao giờ, không bao giờ giữa mùa hè tuyết rơi” (lời một bài hát rất quen thuộc). Thời tiết dạo này bất thường, nắng đó, mưa đó, lạnh đó; thay đổi bất chợt, như tính tình của một bà mẹ chồng khó tính. Cũng giống như những tên cai tù cộng sản, mà ngày thường chúng gọi các tù cải tạo là cải tạo viên, có vẻ rất thân tình.